1. Trang chủ
  2. »
  3. THỂ THAO KO66
  4. »
  5. Đá phạt góc: Vũ khí lợi hại trong mọi trận túc cầu

Đá phạt góc: Vũ khí lợi hại trong mọi trận túc cầu

Đá phạt góc

Đá phạt góc là tình huống có thể mang về các bàn thắng trong trận cầu nảy lửa. Thế nhưng chưa chắc tất cả những fan của bộ môn thể thao vua có thể hiểu rõ khái niệm. Ngay sau đây, mời bạn đọc cùng với KO66 khám phá chi tiết về loại hình hấp dẫn này. 

Đá phạt góc là gì ?

Đá phạt góc luôn được coi như cơ hội quan trọng tại các trận cầu. Bởi vì tình huống này có thể tạo ra những pha lập công đầy bất ngờ thay đổi tình hình cuộc chơi. Đây là pha bóng thực hiện ở góc sân nơi đường biên ngang với dọc giao nhau. Hình thức được áp dụng khi bên tấn công bị đối phương cản phá cú sút và bóng đi hết đường biên nhưng không lọt lưới.

Đá phạt góc là một trong những cơ hội hấp dẫn và đầy kịch tính
Đá phạt góc là một trong những cơ hội hấp dẫn và đầy kịch tính

Bên cạnh đó, pha đá phạt góc cũng được tính nếu bóng đi ra ngoài vạch biên tại phần sân bên phòng ngự mà người chạm vào cuối cùng là cầu thủ của đội. Do vậy, bên phía tấn công sẽ được hưởng 1 pha đá phạt từ góc sân gần nhất. Cơ hội quý giá này luôn đem lại sự kịch tính và nét riêng của môn thể thao vua.

Quy tắc đá phạt góc mà bạn cần nắm rõ

Theo luật từ Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA. Quy định đá phạt góc được áp dụng tại các trận đấu như sau:

  • Bóng phải đặt ở trong vòng cung đá phạt gần vị trí góc sân nhất.
  • Cột cờ ở trong vòng cung không được xê dịch khi pha đá phạt góc diễn ra.
  • Các cầu thủ của đội phòng thủ phải đứng cách bóng tối thiểu 9.15m cho đến khi thực hiện tình huống.
  • Quả bóng được tính là trong cuộc khi cầu thủ sút và di chuyển.
  • Người thực hiện phạt góc có thể là bất cứ cầu thủ nào phía đội tấn công, ngay cả thủ môn cũng tham gia.
  • Sau khi sút phạt góc, người đả nhiệm vai trò này không được chạm bóng nếu chưa có cầu thủ khác tiếp xúc vào trái cầu.
Xem thêm:  Đá phạt gián tiếp - Những cuộc “loạn đả” trong vòng cấm

Nếu trong quá trình đá phạt góc, người đảm nhiệm pha sút sẽ bị xử phạt nếu chạm vào bóng lần 2 hay trước khi đồng đội tiếp xúc. Lúc này bên đối phương sẽ được hưởng những quả phạt gián tiếp hoặc trực tiếp tại vị trí xảy ra lỗi tùy theo tình huống.

Cầu thủ phải đứng ở vị trí và bóng đặt trong vòng cung khi sút phạt góc
Cầu thủ phải đứng ở vị trí và bóng đặt trong vòng cung khi sút phạt góc

Cách thực hiện đá phạt góc

Có thể thấy, các pha phạt góc tạo ra rất nhiều cơ hội ghi bàn cho vị trí tiền đạo. Bên cạnh đó, để tận dụng tốt lợi thế cần phải có sự phối hợp ăn ý giữa các cầu thủ. Ngoài ra, kỹ thuật cũng là yếu tố then chốt quyết định thành công của quả đá phạt, Thông thường, cầu thủ sẽ áp dụng 3 chiến lược sau đây:

Chuyền ngắn

Đường chuyền ngắn được thực hiện bằng sự phối hợp nhịp nhàng của 2-3 cầu thủ ở gần vị trí đá phạt nhất. Lúc này họ sẽ tìm cách đưa bóng từ đường biên vào khu trung lộ. Chiến thuật đá phạt góc phù hợp với những cầu thủ đánh đầu hoặc chuyền xa không chính xác. Đặc biệt hơn là thời điểm diễn ra trận đấu có các điều kiện bất lợi đến từ thời tiết, mặt sân vận động.

Chuyền dài

Đây là chiến lược tốt nhất cho các cầu thủ có kỹ năng đánh đầu tốt và biết lựa chọn điểm rơi của trái banh. Thông thường vị trí rơi của bóng sẽ là gần 2 cột dọc hoặc giữa chấm phạt đền. Ngoài ra, cầu thủ đứng bên trong còn phải tự tin vào khả năng tranh chấp tốt ở trên không. Nói đơn giản, đường chuyền dài cần có những nhân sự xuất sắc về không chiến để tận dụng một cách hiệu quả.

Xem thêm:  Đá phạt đền trong bóng đá? Nắm luật sút phạt 11m chính xác

Đá phạt góc trực tiếp vào khung thành

Hình thức này cần một chân sút sở hữu kỹ năng cá nhân cực kỳ tốt. Giống như cái tên đá phạt góc, cầu thủ đảm nhiệm pha bóng sẽ sút thẳng trực tiếp vào khung thành đối phương. Bên cạnh đó, đồng đội vẫn phải triển khai đội hình để có thể kịp thời phối hợp tấn công nếu pha bóng này không lọt lưới. Đồng thời, họ cũng làm giảm đi ít nhiều sự chú ý từ hàng phòng ngự đội bạn.

Người đảm nhiệm đá trực tiếp vào khung thành phải có kỹ thuật tốt
Người đảm nhiệm đá trực tiếp vào khung thành phải có kỹ thuật tốt

Chiến thuật phòng ngự

Ở trường hợp đối phương là bên được hưởng quả đá phạt góc, tất cả nhân sự của đội hình cần nhanh chân rút về tổ chức hàng phòng thủ. Ngoài ra, một tiền đạo sẽ đứng lại vị trí giữa sân để có thể phản ứng trong mọi tình huống. Các cầu thủ có thể hình lớn phải kèm chặt đội bạn hoặc phòng vệ tại những khu vực nguy hiểm. Thủ môn phải luôn quan sát, phản xạ thật tốt sẵn sàng lao ra cản phá bóng bất cứ lúc nào. Đồng thời họ cần đánh giá được điểm rơi của pha sút để ngăn sự nguy hiểm.

Bên cạnh đó, một hậu vệ bố trí đứng tại sát cột dọc gần đề phòng bóng sẽ di chuyển vào vị trí đó. Ngoài ra, khu vực cột xa cũng nên có người đứng gần để xử lý những tình huống bất ngờ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể sẽ có những chiến thuật và đội hình phòng ngự khác nhau.

Bài viết trên là những thông tin chính về chủ đề đá phạt góc. Hy vọng bạn đọc đã có cho mình nhiều kiến thức bổ ích về hình thức thú vị này. Hãy theo dõi KO66 để không bỏ sót những tin tức mới nhất thế giới túc cầu.