1. Trang chủ
  2. »
  3. THỂ THAO KO66
  4. »
  5. Đá phạt gián tiếp – Những cuộc “loạn đả” trong vòng cấm

Đá phạt gián tiếp – Những cuộc “loạn đả” trong vòng cấm

đá phạt gián tiếp

Đá phạt gián tiếp là pha bóng chúng ta hiếm khi được chứng kiến trong trận đấu. Tuy vậy, ấn tượng để lại trong tâm trí của khán giả luôn là “rừng người” hỗn chiến trong vòng cấm. Hãy cùng KO66 tìm hiểu về tình huống cố định đặc biệt của môn thể thao vua.

Đá phạt gián tiếp là thế nào?

Đây cũng là một dạng đá phạt trong bóng đá nhưng không phổ biến như trực tiếp. Trong tiếng Anh, tình huống này được gọi là Indirect Free-kick. Dùng chữ “gián tiếp” là bởi ở đây, cầu thủ thực hiện không được phép sút thẳng vào khung thành. Trái banh buộc phải qua chân một người khác thì mới được tính khi đi vào lưới.

Đây là tình huống đá phạt không được phép đưa bóng thẳng vào gôn
Đây là tình huống đá phạt không được phép đưa bóng thẳng vào gôn

Các quy định có liên quan đến đá phạt gián tiếp

Khác với dạng trực tiếp, tình huống này có mức độ nghiêm trọng thấp hơn. Xét về quy cách thực hiện thì cũng khá tương đồng.

Một đội được hưởng quả đá phạt gián tiếp lúc nào?

Có rất nhiều lỗi dẫn đến việc đối phương được hưởng cú đá này và chủ yếu là những hành vi dưới đây. Cụ thể:

  • Việt vị.
  • Thủ môn xử lý sai luật trong vòng cấm địa. Đó có thể là bắt bóng từ đường chuyền về bằng chân của đồng đội hoặc quả ném biên. Ngoài ra, còn có lỗi 6 giây không đưa bóng vào cuộc, chạm tay vào bóng khi thả xuống mà chưa có ai khác chạm vào.
  • Có động tác ngăn cản khi thủ môn thả bóng bằng tay.
  • Có hành vi nguy hiểm nhưng không phải lỗi nghiêm trọng thì chỉ cho đá phạt gián tiếp.
  • Các lỗi về phản ứng không đúng mực, sử dụng ngôn từ mang tính xúc phạm, lăng mạ.
  • Chạm bóng hai lần liên tục khi thực hiện phát bóng, đá phạt, penalty, ném biên hay phạt góc.
  • Còn rất nhiều tình huống “lặt vặt” khác với những lỗi hiếm khi xảy ra trong trận đấu.
Xem thêm:  Đá phạt trực tiếp - Tình huống cố định tạo nên siêu phẩm

Vị trí thực hiện cú đá phạt gián tiếp

Giống như phạt trực tiếp, tình huống này được tiến hành ngay tại nơi xảy ra lỗi. Ngoài ra, một số trường hợp khác liên quan cũng có thể dẫn đến pha bóng phạt này.

  • Đó là khi xảy ra lỗi trong khu vực cầu môn của đội vi phạm. Quả đá được thực hiện chính tại điểm gần nhất trên đường giới hạn ở khu vực này.
  • Với một số lỗi kỹ thuật khác thì tình huống này được thực hiện đúng vị trí của trái banh khi trận đấu bị dừng. Đó là những trường hợp kiểu như cầu thủ dự bị thay người mà chưa thông báo, hoặc ai đó vào sân khi không được phép.
Kiểu đá phạt này có thể thực hiện cả trong vòng cấm
Kiểu đá phạt này có thể thực hiện cả trong vòng cấm

Quy định khi thực hiện đá phạt gián tiếp như thế nào?

Mọi cách thức đều y hệt như kiểu trực tiếp, từ việc bóng phải đứng yên đến khoảng cách 9m15. Điểm khác biệt duy nhất là không được phép thực hiện cú dứt điểm thẳng vào khung thành. Trước khi sút vào lưới, bóng phải chạm vào một cầu thủ khác thì mới được tính. Ở đây không phân biệt người đó là đồng đội hay đối phương.

Nếu trái banh từ quả đá phạt gián tiếp đi thẳng vào lưới thì bàn thắng không được công nhận. Đội đối phương khi đó sẽ được hưởng quả phát bóng lên.

Các chiến thuật áp dụng khi đá phạt gián tiếp

Do không được phép ghi bàn thẳng nên đội thực hiện phải có phương pháp tiến hành cụ thể. Họ thường phải tính trước cách phối hợp để tạo cơ hội, hay chí ít là cũng duy trì quyền kiểm soát.

Thực hiện dứt điểm gián tiếp ngay

Đây là cách xử lý phổ biến nhất, đặc biệt là với trường hợp xảy ra trong vòng cấm. Thường đội thực hiện sẽ không rườm rà, mà chỉ cắt cử đúng hai cầu thủ đứng trước quả đá. Một người sẽ gẩy bóng ra cho đồng đội mình thực hiện cú dứt điểm. Đa số ở đây là những cú đá rất căng để tận dụng khoảng cách gần và sự hỗn loạn.

Xem thêm:  Đá phạt đền trong bóng đá? Nắm luật sút phạt 11m chính xác

Đá phạt gián tiếp dội rào

Cách này cũng tương tự như trên nhưng lại thực hiện theo kiểu khác. Đội tấn công chủ đích nhắm thẳng vào hàng rào để bóng bật ngược ra, nhằm kiếm điểm chạm. Khi đó, một đồng đội chờ sẵn sẽ băng vào dứt điểm ngay, để tận dụng cơ hội khi bàn từ một cú sút bất ngờ. Nếu thực hiện tốt thì có thể khiến thủ môn và hàng thủ đối phương giật mình và chưa sẵn sàng.

Cố tình nhắm vào rào cho dội ra là một chiêu đá phạt gián tiếp
Cố tình nhắm vào rào cho dội ra là một chiêu đá phạt gián tiếp

Phối hợp thực hiện theo nhiều kiểu

Để phối hợp đá phạt gián tiếp thì có khá nhiều cách khác nhau giúp tạo ra tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, tất cả đều đòi hỏi độ hiểu ý và phối hợp chuẩn chỉ. Có như vậy mới đảm bảo tính bất ngờ và khiến đối phương khó đoán trước.

  • Chuyền một chạm phối hợp thường được dùng ở khoảng cách gần. Cầu thủ thực hiện chuyền cho đồng đội đứng cạnh và nhận lại bóng ngay.
  • Một cầu thủ có thể thực hiện giả sút rồi chạy vòng xuống dưới. Khi đó, người đồng đội ngay lập tức tung ra đường chuyền cho chính cầu thủ này.
  • Với những cự ly xa hơn, cách thực hiện có thể tương tự như phạt trực tiếp. Một cú treo vào bên trong để tận dụng chiều cao hoặc tung ra đường chuyền tầm thấp có thể là phương án gây bất ngờ.

KO66 vừa chia sẻ đến các bạn những điều cần biết về tình huống đá phạt gián tiếp trong môn thể thao vua. Chắc chúng ta đều đã không ít lần được chứng kiến những bàn thắng thú vị từ dạng cố định này trong trận đấu. Hãy đồng hành cùng chuyên mục thể thao tại nhà cái để có được thêm nhiều kiến thức hữu ích.